"Đánh" không...đúng "giá"
Trang 1 trong tổng số 1 trang
"Đánh" không...đúng "giá"
Cách xa nhau ít nhất là 7 năm tuổi, chuyện hiểu lầm giữa trò và thầy vì thế xảy ra như cơm bữa. Nhưng không phải lúc nào cái cớ để than vãn về thầy cô cũng đúng.
Trên forum www.edu.net.vn, nick Kelly@Kwans “bức xúc” khi “bị” (cô giáo) “triệt” điểm làm tổng kết môn của bạn chỉ có... 8, 4 dù bạn là học sinh giỏi môn này. Các bạn lớp 12 một trường ở Q.5, TPHCM “than” : “Lớp mình đang bị “bà” Toán “đì” nè” chỉ vì thường xuyên nhận giờ C.
Điểm số là lý do để nhiều học trò thắc mắc, cãi với thầy cô, mong “gỡ gạc” chút đỉnh, rồi nghĩ thầy cô đánh giá thiên vị, trù dập và... “hơn thế nữa”.
Sự thực là: Đúng là thầy cô có đôi lúc “đánh chưa đúng giá”, cũng có đôi lúc lồng tình cảm vào quan hệ đối xử thầy trò, nhưng chỉ là thiểu số mà thôi. Đặt bút chấm một bài kiểm tra, phê một giờ điểm C, đối với thầy cô là cả một sự cân nhắc kĩ càng chứ không phải xuất phát từ sự thiên vị hay trù dập gì hết. Nếu học trò từng thấy thầy cô thức suốt đêm để chấm bài, có lẽ nỗi ấm ức này sẽ vơi đi nhanh chóng hơn đấy.
Không ủng hộ cái mới
Học trò chơi hip hop, khỏe người và đúng “gu” thời đại nhưng cô nhất quyết cấm. Học trò “khởi nghiệp kinh doanh” bằng cách làm đĩa bán cho bạn bè trong lớp cũng bị cấm luôn. Bạn bè rủ nhau đi chơi nơi này nơi nọ, thầy cô chưa bao giờ đồng ý với biết bao lý do nghe đến... buồn cười. Tại sao tụi mình cứ bị “ràng buộc” quá chừng như vậy, thầy cô chả “ủng hộ” tụi mình theo trào lưu mới gì hết, thất vọng ghê!
Sự thật là: Đúng là học trò chẳng sai khi hưởng ứng cái mới, nhưng vì... còn ít kinh nghiệm, nên các em hơi nóng vội và nhiều khi “lậm” cái mới quá đà mà không cần biết nó xấu hay tốt. Khi xảy ra trường hợp vẹo cổ, gãy tay vì chơi hip hop không đúng cách, những vụ “vượt rào” lầm lỡ trong những kì đi chơi xa, những cạm bẫy trên net... thì mới nhận ra “thầy cô, người lớn đã nói đúng” có phải là đã muộn không?
Hãy hiểu cho những “khó tính”, những “kìm kẹp” của thầy cô, bởi thầy cô nhìn xa trông rộng hơn, và luôn muốn cho học trò sống đúng mực và an toàn mà thôi.
“Up-date” thông tin: chuyện không tưởng!
Thời buổi mà chỉ cần một cái “click” chuột, người ta biết quá nhiều thứ trên đời nhưng nhiều thầy cô chỉ “chăm” vào sách và những kiến thức “xưa thiệt là xưa” để dạy. Điều học trò cần là những kiến thức thực tế, những sự kiện nóng hôi hổi mà “dư luận” trong ngoài cửa lớp bàn tán sôi nổi thì thầy cô lại “mới nghe các em nói”.
Chưa hết đâu, nhiều lần cả lớp phải chứng kiến cảnh thầy cô “khổ sở cực kì” khi phải “ứng dụng thành tựu công nghệ thông tin” trong một tiết giảng.
Sự thật là: Đừng có vơ đũa cả nắm, thầy cô bây giờ cũng chịu “up-date” thông tin lắm đấy. Trên bàn làm việc của thầy Nguyễn Mạnh Hùng (Phó Hiệu trưởng trường Bán công Marie Curie) lúc nào cũng có đầy đủ các tờ báo dành cho học trò. Cô Trần Thanh Hồng (giáo viên văn trường chuyên Trần Đại Nghĩa) ngày nào cũng “online” để tìm tư liệu và đọc báo đó. Và nhiều thầy cô trẻ cũng “rành” Bi hay những ngôi sao Hàn Quốc hơn học trò nhiều. Để cập nhật kiến thức và hiểu tâm lý học trò hơn, thầy cô cũng không đành ngồi yên đâu.
Thử tính sơ sơ mỗi thầy cô dạy 8 lớp, truyền đạt kiến thức, quan tâm, nhớ mặt nhớ tên nhớ tính tình và làm vừa lòng được gần 400 con người khó tính như thế, thầy cô phải cực kì giỏi và tâm huyết. Chính vì thế, trước khi cất tiếng trách móc hay giữ trong lòng nỗi ấm ức về những người đang dạy dỗ mình, bạn hãy nghĩ đến những khó khăn, những cố gắng mà thầy cô đang gặp, đang làm để ngày càng hiểu học trò hơn, giúp các bạn vững vàng hơn trên con đường kiến thức cũng như học thành người...
(Theo Mực Tím)
Trên forum www.edu.net.vn, nick Kelly@Kwans “bức xúc” khi “bị” (cô giáo) “triệt” điểm làm tổng kết môn của bạn chỉ có... 8, 4 dù bạn là học sinh giỏi môn này. Các bạn lớp 12 một trường ở Q.5, TPHCM “than” : “Lớp mình đang bị “bà” Toán “đì” nè” chỉ vì thường xuyên nhận giờ C.
Điểm số là lý do để nhiều học trò thắc mắc, cãi với thầy cô, mong “gỡ gạc” chút đỉnh, rồi nghĩ thầy cô đánh giá thiên vị, trù dập và... “hơn thế nữa”.
Sự thực là: Đúng là thầy cô có đôi lúc “đánh chưa đúng giá”, cũng có đôi lúc lồng tình cảm vào quan hệ đối xử thầy trò, nhưng chỉ là thiểu số mà thôi. Đặt bút chấm một bài kiểm tra, phê một giờ điểm C, đối với thầy cô là cả một sự cân nhắc kĩ càng chứ không phải xuất phát từ sự thiên vị hay trù dập gì hết. Nếu học trò từng thấy thầy cô thức suốt đêm để chấm bài, có lẽ nỗi ấm ức này sẽ vơi đi nhanh chóng hơn đấy.
Không ủng hộ cái mới
Học trò chơi hip hop, khỏe người và đúng “gu” thời đại nhưng cô nhất quyết cấm. Học trò “khởi nghiệp kinh doanh” bằng cách làm đĩa bán cho bạn bè trong lớp cũng bị cấm luôn. Bạn bè rủ nhau đi chơi nơi này nơi nọ, thầy cô chưa bao giờ đồng ý với biết bao lý do nghe đến... buồn cười. Tại sao tụi mình cứ bị “ràng buộc” quá chừng như vậy, thầy cô chả “ủng hộ” tụi mình theo trào lưu mới gì hết, thất vọng ghê!
Sự thật là: Đúng là học trò chẳng sai khi hưởng ứng cái mới, nhưng vì... còn ít kinh nghiệm, nên các em hơi nóng vội và nhiều khi “lậm” cái mới quá đà mà không cần biết nó xấu hay tốt. Khi xảy ra trường hợp vẹo cổ, gãy tay vì chơi hip hop không đúng cách, những vụ “vượt rào” lầm lỡ trong những kì đi chơi xa, những cạm bẫy trên net... thì mới nhận ra “thầy cô, người lớn đã nói đúng” có phải là đã muộn không?
Hãy hiểu cho những “khó tính”, những “kìm kẹp” của thầy cô, bởi thầy cô nhìn xa trông rộng hơn, và luôn muốn cho học trò sống đúng mực và an toàn mà thôi.
“Up-date” thông tin: chuyện không tưởng!
Thời buổi mà chỉ cần một cái “click” chuột, người ta biết quá nhiều thứ trên đời nhưng nhiều thầy cô chỉ “chăm” vào sách và những kiến thức “xưa thiệt là xưa” để dạy. Điều học trò cần là những kiến thức thực tế, những sự kiện nóng hôi hổi mà “dư luận” trong ngoài cửa lớp bàn tán sôi nổi thì thầy cô lại “mới nghe các em nói”.
Chưa hết đâu, nhiều lần cả lớp phải chứng kiến cảnh thầy cô “khổ sở cực kì” khi phải “ứng dụng thành tựu công nghệ thông tin” trong một tiết giảng.
Sự thật là: Đừng có vơ đũa cả nắm, thầy cô bây giờ cũng chịu “up-date” thông tin lắm đấy. Trên bàn làm việc của thầy Nguyễn Mạnh Hùng (Phó Hiệu trưởng trường Bán công Marie Curie) lúc nào cũng có đầy đủ các tờ báo dành cho học trò. Cô Trần Thanh Hồng (giáo viên văn trường chuyên Trần Đại Nghĩa) ngày nào cũng “online” để tìm tư liệu và đọc báo đó. Và nhiều thầy cô trẻ cũng “rành” Bi hay những ngôi sao Hàn Quốc hơn học trò nhiều. Để cập nhật kiến thức và hiểu tâm lý học trò hơn, thầy cô cũng không đành ngồi yên đâu.
Thử tính sơ sơ mỗi thầy cô dạy 8 lớp, truyền đạt kiến thức, quan tâm, nhớ mặt nhớ tên nhớ tính tình và làm vừa lòng được gần 400 con người khó tính như thế, thầy cô phải cực kì giỏi và tâm huyết. Chính vì thế, trước khi cất tiếng trách móc hay giữ trong lòng nỗi ấm ức về những người đang dạy dỗ mình, bạn hãy nghĩ đến những khó khăn, những cố gắng mà thầy cô đang gặp, đang làm để ngày càng hiểu học trò hơn, giúp các bạn vững vàng hơn trên con đường kiến thức cũng như học thành người...
(Theo Mực Tím)
Similar topics
» NHỮNG CÂU CHUYỆN "LẠ" CỦA BỘ TRƯỞNG GIÁO DỤC
» Videoclip. Một học sinh "dốt" (Phim do giáo viên và học sinh trường tiểu học thực hiện)
» Videoclip. Một học sinh "dốt" (Phim do giáo viên và học sinh trường tiểu học thực hiện)
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết